---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Phương Phổ Giác Tự
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 十 方 普 覺 寺. ở sườn nam núi Thọ An, thuộc Bắc bộ Tây Sơn, khu Hải Điện, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Chùa được xây dựng vào khoảng niên hiệu Trinh Quán (627-649) đời Đường, ban đầu gọi là “Đâu Suất Tự”. Niên hiệu Diên Hựu thứ 7 (1320) đời Nguyên mở rộng xây dựng, sử dụng lao động hơn vạn người, hao mất 500 vạn lượng bạc, niên hiệu Chí Thuận thứ 2 (1331) hoàn thành, đổi tên là “Chiêu Hiếu Tự‹, “Hồng Khánh Tự”. Khoảng niên hiệu Tuyên Đức, Chính Thống (1426-1449) đời Minh xây cất lại nữa, đổi tên là “Thọ An Sơn Thiền Lâm”, cùng ban tặng một bộ “Đại tạng kinh” đặt ở điện Chư Phật. Niên hiệu Thành Hóa thứ 18 (1482) nơi cao ráo phía trước chùa xây một tòa Như Lai Bảo Tháp, khoảng niên hiệu Sùng Trinh (1628-1643) đổi tên là “Vĩnh An Tự”. Niên hiệu Ung Chính thứ 12 (1734) đời Thanh trùng tu, ban tên “Thập Phương Phổ Giác Tự”. Bởi trong chùa có tượng Phật nằm bằng đồng rất lớn đời Nguyên cho nên tục gọi là “Ngọa Phật Tự”. Chùa quay lưng về hướng bắc mặt nhìn về hướng nam, do ba cụm sân sướng ngang hàng họp thành. Trong chùa kiến trúc chủ yếu có Thiên vương điện, Tam thế Phật điện, Ngọa Phật điện. Trong Ngọa Phật điện có tượng Phật nằm bằng đồng được tạo vào niên hiệu Chí Trị thứ 1 (1321) đời Nguyên, dùng 50 vạn cân đồng, dài hơn 5m, tay phải áp má, tay trái duỗi thẳng, mặt sau là 12 tượng Phật nặn bằng đất đứng xung quanh, biểu thị cảnh tượng Thích Ca Mâu Ni niết bàn dưới cây sA La dặn dò hậu sự đối với đệ tử, tạo dáng hồn hậu chất phác và trong sáng, thể hiện sự thành tựu cao độ của nghệ thuật điêu khắc và kỷ thuật đúc tượng đời Nguyên. Sau Ngọa Phật điện có Tàng kinh lâu 5 gian. Đông viện có Trai đường, Đại thiền đường, Tế nguyệt hiên, Thanh lương quán, Tổ đường. Tây viện là Hành cung. Trong chùa có đầm ao lang đình, tùng xanh trúc biếc, cây xưa đá lạ, ngoằn ngoèo thú vị, có đầy đủ phong vị đình viên.
Hòa Thượng Thích Thiên Trường (1876-1970)     Ý nghĩa tướng lưỡi rộng dài ?     Có phải Tam Ma Địa là đại định không?     Mao Lộc Môn     Nấm Xào Thập Cẩm     ĐI THUYỀN MẤT CHÉN     ĐAU, BUÔNG BỎ VÀ BUÔNG XUÔI     BẠN SẼ PHẢN ỨNG THẾ NÀO KHI GẶP NGHỊCH CẢNH?     Hòa Thượng Liên Tôn – Thích Huyền Ý (1891-1951)     Đối Thoại Dành Chỗ Trú Ngụ     




















































Pháp Ngữ
Dễ thay, sống không hổ
Sống lỗ mãng như quạ,
Sống công kích huyênh hoang,
Sống liều lĩnh, nhiễm ô.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,780,376